Sunday, September 4, 2016

Cấy que tránh thai và những hậu quả không thể ngờ

Cấy que tránh thai được coi là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất hiện tại. Tuy nhiên vẫn nhiều chị em vẫn dính bầu như thường và còn nhiều hệ quả khác…

Lưu ý bài viết cấy que tránh thai:

Đây là kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân về cấy que tránh thai của chị Thục Thảo Phan, mọi kiến thức trong bài là được bác sĩ tư vấn và tìm hiểu kĩ. Không phải ai cũng giống nhau, bài hơi dài nhưng chắc chắn rất hữu ích cho nàng đang tìm và lựa chọn cấy que tránh thai.

Các mẹ thân mến, mình cấy que tránh thai năm nay là đúng 2 năm 7 tháng. Và còn 5 tháng nữa là mình hết hạn của que. Mình chọn cách này chỉ đơn giản đây là phương pháp không phải nhớ mỗi ngày uống gì hay không phải nơm nớp lo sợ bị dính chưởng mà không hay. Và nguyên nhân hấp dẫn khiến mình quyết định chọn phương pháp này là nghe đồn nó sẽ tịt vụ hàng tháng.

Bản chất của phương pháp này là dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hoóc-môn progesterone cấy vào dưới da
1. Niềm vui những ngày đầu cấy que tránh thai

- Các bạn cấy que tránh thai chắc chắn ngoài việc tránh thai ra thì nguyên nhân hấp dẫn nữa đó là vụ TỊT: đúng rồi, năm đầu tiên nó tịt thật, tịt đến nỗi mà mình vênh cả mặt tự tin vô tư lên nhiều kế hoạch đi chơi mà không lo "ngày ấy", nhưng cũng từ đó tính tình thay đổi hẵn (không phải mình vin cớ đổ thừa tại cấy que tránh thai để bao che tính kì quái vốn có nhưng đã kì quái giờ còn kì hơn) mình không kiềm chế được cảm xúc, rất cáu giận, quát tháo, tâm trạng lúc nào cũng thay đổi như kiểu trầm cảm nhẹ. Và cơ thể bắt đầu tăng cân rõ rệt. Đôi khi đầu nhức dữ dội (lúc đó lại nghĩ bị viêm xoang). Ngay tại thời điểm đó, thì tất cả các triệu chứng mình đều bỏ qua vì đang sung sướng về cái vụ tịt (trước đây nguyệt san mình rất đều, đúng ngày của tháng là đến và đúng 5 ngày là đi).

2. Chuỗi ngày vỡ mộng

- Nhưng niềm vui kéo dài không lâu (cấy que tránh thai tầm được 15 tháng) thì 1 trận đau bụng (đau bụng nguyệt san á) kéo dài 2,3 ngày (lúc đó lại nghĩ đau dạ dày mới đau) đến ngày thứ 4 thì đi mua băng không kịp (vì lâu rồi không có mua sử dụng). Nó đến ào ạt như thể bị vỡ đê, và trận đó kéo dài đúng 16 ngày thì chấm dứt. Và tịt tiếp. Nhưng cơ thể bắt đầu thấy thay đổi rõ rệt hơn qua việc cân nặng tiếp tục tăng, nhức đầu thường xuyên và hình như mình chính thức bị trầm cảm (đừng hỏi sao biết hay vậy vì đơn giản mình đã từng bị trầm cảm sau sinh phải đi khám chữa trị, nên những triệu chứng đến với bản thân mình rõ hơn ai hết).

- Sau trận oanh tạc 16 ngày đó thì nó tịt đúng 3 tháng sau, 1 ngày âm u nó lại kéo đến như bão lũ và lần này nó dài tận 22 ngày. Rồi dứt. Nhưng dứt được tầm 18, 19 ngày thi nó lại về như bão lũ thêm 19 ngày nữa (đến đây chắc chắn có người thắc mắc sao nhớ dai vậy, vâng em không phải thánh, em bị lần thứ 1 là do ấn tượng khó phai nhưng lần thứ 2 trở đi là em đi khám sản phụ khoa rồi nên em có note theo dõi). Đến đây thì cơ thể không tăng cân nữa mà nó bắt đầu tụt cân. Một chuyện nhỏ thôi cũng làm bản thân cáu gắt không kiềm chế được cảm xúc. Đau bụng thường xuyên hơn và xuất hiện thêm triệu chứng mới đó là nôn ói, các mẹ tưởng tượng nha, bầu nghén sao em y vậy, có lúc em sợ quá phải mua que thử thai về thử 4,5 lần vì sợ dính chưởng (à nói đến đây sẵn nói luôn, đừng nghĩ biện pháp này an toàn, đúng là nó tránh thai xác xuất cao nhất nhưng nó vẫn không phải tuyệt đối và em đã chứng kiến thấy bà chị nhỏ bạn em cấy que tránh thai được 6 tháng xong bụng càng ngày càng to mà cứ nghĩ mập, vì tâm lý là đã cấy que vào người rồi thì bầu thế nào được. Nhưng hôm đó đi trượt chân ra máu đến bệnh viện mới tá hoả là bầu hơn 3 tháng rồi. May là em bé không sao nhưng ngậm ngùi thêm thành viên thứ 3 vì vỡ kế hoạch, con là trời cho mà).
3. Tác dụng phụ đáng sợ

- Từ khi 19 ngày đó kết thúc thì em tịt tiếp đến gần 6 tháng sau mới xuất hiện hiện tượng mà em khiếp đảm khiến em quyết định thứ 2 này đi lấy ra, chứ sợ lắm. Ôi trời ơi nó rong kinh cứ bị hai mươi mấy ngày hết được tầm 6, 7 ngày là bị tiếp hai mươi mấy ngày. Nghĩ mà khổ, cấy que tránh thai để tiết kiệm tiền mua băng ai dè giờ vừa tốn tiền đi cấy vào người, mà lại tốn thêm tiền mua băng (tốn gấp 10 lúc chưa làm mới đau). Cơ thể thì ôi thôi nó như chết trôi, tái nhợt, cân nặng thì cứ chào xương và da thịt đi nhé. Khủng khiếp nhất là cấy que tránh thai sẽ mã hoá 1 số gen vì cơ thể con người là cơ thể tự thay đổi thích nghi nên nó sẽ mặc định trứng rụng không cho thụ tinh, kiểu tinh trùng vào là cắt cổ giết không tha (cái này nói cho dễ hiểu thôi chứ các chị em chịu khó tham vấn bác sĩ hoặc tìm tài liệu y khoa đọc họ giải thích theo chuyên môn thuyết phục hơn) hậu quả có thể hoặc ít trường hợp là khi tháo que ra để sinh đứa nữa thì sẽ gặp ít khó khăn trọng vấn đề thụ thai (nếu cấy với thời gian lâu nhé).

- Đặc biệt que nó làm THAY ĐỔI NỘI TIẾT TỐ cơ thể sẽ khiến các triệu chứng như tàn nhang, nám nội tiết dưới da và Bướu tuyến giáp phat triển (bướu tuyến giáp do thiếu iot hoặc nội tiết thay đổi nhé), mà bướu lành và ác đề phát triển như nhau. Những tháng đổ lại đây mình rất bị ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng, và sinh hoạt cá nhân vì nếu trừ vài ngày ra thì hình như 1 tháng hết 3 tuần rong kinh, nói thẳng ra là rong kinh kéo dài nhưng vì lì vì lười vì đủ thứ nguyên nhân tào lao mà mình cứ chần chừ không đi lấy ra trong đó có 1 nguyên nhân là mình luôn nuôi 1 hi vọng là nó tịt lại để thoải mái đi chơi hehe. À vấn đề ham muốn thì giảm đến gần như không có nhé. Từ trước tết đến giờ là gần 2 tháng mình chưa giã từ bạn băng , nhưng ra rất ít cứ rỉ rả ngày này qua ngày nọ, hôm bữa hết rồi mừng quá mua bộ bikini đi đầm sen nước ai ngờ mặc xong chưa kịp bước xuống bơi tung tăng thì.... ngậm ngùi đi về.

- Mình không khuyên gì vì công bằng mà nói cấy que tránh thai là biện pháp dễ dùng và an toàn phòng tránh tốt nhất trong các loại tránh thai. Nhưng nếu chồng chịu được thì tránh bằng cách mang bao hay cho ra ngoài đi các mẹ, vì nó có an toàn đến đâu thì nó cũng có các tác dụng phụ mà mình đã vinh hạnh được nếm đủ đo là: tịt, tăng cân, đau đầu, buồn nôn, giảm ham muốn , có người bị mụn nữa, và trầm cảm( cái này đáng sợ lắm tin mình đi vì mình đã từng bị nên mình rất sợ) đặc biệt nó làm rối loạn nội tiết dẫn đến 1 số bệnh như nám nội tiết (không hại gì chỉ xấu mỹ quan thôi gây mất tự tin), bướu tuyến giáp (bướu lành thì chỉ to lên rồi mổ nhưng bướu ác thì có phải khổ không, cái này tâm lý kinh khủng ngồi chờ kết quả chọc sinh khiết để biết lành hay ác là cả thời gian nặng nề trôi qua như kiểu đang chuẩn bị mua tấm vé về với thần chết vậy)

Sau khi được đưa vào da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm.
4. Lời kết về phương pháp tránh thai đang hot này

Chắc chắn mình không thể viết rõ được hết, nhưng cũng ít nhiều cho các mẹ thông tin tốt hữu ích để quyết định cấy que tránh thai hay không cấy que tránh thai. Mình cũng xin nói là mỗi người mỗi cơ địa khác nhau nên mình chỉ nêu hiện tượng cho cơ đia của mình cho các mẹ tham khảo mà thôi. Còn bây giờ ai đi cấy que thì cấy chứ mình quyết định tháo. Sợ lắm rồi thà tốn tiền hàng tháng mua băng 5 ngày mà biết chính xác có khi nào hết khi nào chứ như vầy chắc chết. Mà nói thật biết bị vầy lúc trước không cấy que tránh thai đâu, giờ lấy ra cũng chưa chắc nó trở về được như xưa nữa.

Suy nghĩ kĩ trước khi áp dụng cách này nhé! Làm thì không đau đớn gì, như kiến cắn tí thôi; 2,3 ngày sau hơi ngứa chỗ cấy đỏ đỏ tí à. Nên quyết định làm theo phương pháp này thì đừng sợ vụ đau.

Chia sẻ: Thục Thảo Phan

Rễ Chùm Ngây và công dụng tuyệt vời của nó

Cây chùm ngây là một loại thảo dược xuất xứ từ thiên nhiên. Các bộ phận cây chùm ngây đều rất hữu ích với sức khỏe của con người.

Rễ cây Chùm Ngây
Rễ chùm ngây được dùng để làm dược liệu, có thể sắc uống hoặc ngâm rượu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực…

Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về cây chùm ngây, các nhà khoa học đánh giá cây chùm ngây là loại cây hữu ích nhất thế giới về giá trị dinh dưỡng và khả năng điều trị phòng ngừa bệnh của cây. Tác dụng đặc biệt như chống oxi hóa, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, cân bằng cholesterol, phòng ngừa ung thư và tiểu đường. Cây chùm ngây đã được thế giới biết đến và công nhận từ rất lâu, thế nhưng ở Việt Nam thì loại cây này chỉ mới được một bộ phận nhỏ người dân biết đến gần đây.

Các bộ phận như lá chùm ngây, hạt chùm ngây, rễ chùm ngây đều cung cấp nhiều chất dinh dưỡng với cơ thể và còn là dược liệu có công dụng chữa trị bệnh. Rễ chùm ngây là dược liệu chính được Đông Y dùng trong nhiều bài thuốc.



Lương y Nguyễn Công Đức chia sẻ một số bài thuốc tác dụng rễ chùm ngây:

+ Hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điều hòa huyết áp, cân bằng đường huyết: Dùng 150gram lá chùm ngây non mỗi ngày, đem giã nát, dùng thêm 300ml nước sạch vắt lấy cốt hoặc xay nhỏ, cho thêm 2 muỗng canh mật ong, uống đều 3 bữa mỗi ngày.

+ Hỗ trợ u xơ tuyến tiền liệt: Sử dụng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi đem nấu với 2 lít nước, nấu cho tới khi nước chỉ còn nửa lít. Uống khi nước còn ấm chia đều 3 lần mỗi ngày.

+ Hỗ trợ điều trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate: Mỗi ngày dùng 100g rễ chùm ngây tươi (hoặc 30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

+ Dùng làm thuốc ngừa thai. Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

Rễ cây Chùm Ngây tươi
Lưu ý: Do rễ chùm ngây có tác dụng ngừa thai, do đó tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai.

Bệnh viêm gan B lây qua những đường nào?

Giải đáp về bệnh viêm gan b lây qua đường nào và những con đường lây truyền chính là gì? Bệnh viêm gan b có lây qua đường ăn uống hay không? Xin giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết những con đường lây truyền bệnh viêm gan b dưới đây.

Trên thực tế nếu bạn đi xét nghiệm viêm gan b dương tính hay HbsAg dương tính thì không có nghĩa bạn đã mắc bệnh viêm gan b. Có khá nhiều người nhiễm virus viêm gan B nhưng không mắc bệnh viêm gan b. Nói đơn giản là chỉ có khoảng 10% số người nhiễm virus viêm gan b mắc bệnh còn đa số những người còn lại đều sống hòa bình với loại virus này.

Virus viêm gan b lây truyền từ mẹ sang con 
Bây giờ chúng ta cùng đi vào giải đáp những câu hỏi trên:

Bệnh viêm gan b lây qua những con đường nào?

Viêm gan b có thể lây qua 3 con đường chính.

– Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan b thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao.

– Lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan b thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.

– Lây truyền qua đường máu: Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu(nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan b.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan b.
Vậy viêm gan B có lây qua đường ăn uống, giao tiếp, nước bọt ?

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan b có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh viêm gan b thì cũng không nên quá căng thẳng và lảng tránh. Như vậy sẽ khiến người bệnh mặc cảm. Khi hiểu rõ được các yếu tố, nguyên nhân, cũng như con đường lây truyền thì bạn vẫn có thể sống chung với người mắc viêm gan b hòa bình.

Cần làm gì để đề phòng viêm gan B

– Cần tiêm phòng vacxin viêm gan B với những người chưa miễn dịch với viêm gan b.

– Đối với trường hợp mẹ mắc bệnh viêm gan b thì khi sinh, em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống lại virus viêm gan b.

– Những người mắc bệnh viêm gan b mãn tính cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần để các bác sĩ khám và theo dõi bệnh.

– Đối với những cặp vợ chồng trước kết hôn nên đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm HbsAg.

Tiêm phòng viêm gan B trước lúc có thai
Nhiễm siêu vi viêm gan B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện những triệu chứng như vậy bạn nên đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết. Phát hiện và điều trị sớm viêm gan b giúp bạn có cơ hội khỏi bệnh cao hơn.

Saturday, September 3, 2016

Lý do cây Chùm Ngây không phải ai cũng có thể sử dụng

Rau chùm ngây giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai ăn cũng tốt.

Canh rau chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao
Canh rau chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao

Trước kia, chùm ngây vốn là cây mọc hoang ở nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận… Tuy nhiên, gần đây nhiều người rỉ tai nhau về giá trị dinh dưỡng cao của nó nên tìm mua để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Có những nơi bán với giá “cắt cổ”, từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg.

Tiến sĩ Hồ Thu Mai – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, nếu so sánh giá trị dinh đưỡng của rau chùm ngây với một số thực phẩm khác thì hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn nhiều.

Chẳng hạn, hàm lượng K trong 100g của chuối là 88mg còn với chùm ngây là 259mg (chùm ngây gấp hơn 3 lần).

- Hàm lượng vitamin C của cam là 30 mg/100 g, còn với chùm ngây là 120 mg/100g (dinh dưỡng của chùm ngây gấp 4 lần).

Tiến sĩ Hồ Thu Mai cũng cho biết thêm, bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn là nguồn dược liệu quý. Các bộ phận của cây chưa nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:

Rễ cây chùm ngây




- Chống co giật, chống sưng và giúp cho con người lợi tiểu.

- Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai. (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày)

- Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.

- Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…

- Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…

Vỏ thân cây chùm ngây

- Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng…

- Nhiều trường hợp đưa vỏ thân cây chùm ngây vào tử cung để gây giãn nở, phá thai.

Lá cây chùm ngây

- Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.

Hạt cây chùm ngây


 - Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp

- Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.

- Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.

Lưu ý khi ăn rau chùm ngây

Tiến sĩ Hồ Thu Mai cũng khuyến cáo, bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa cơm cũng cần cân nhắc về số lượng và chất lượng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng. Ăn quá nhiều một loại trong thời gian dài sẽ không tốt. Rau chùm ngây cũng không ngoại lệ.
Nhiều người lầm tưởng cây chùm ngây với rau ngót

- Không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì loại cây này có nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi. Nếu ăn nhiều dẫn đến thừa canxi, vitamin C, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

- Tránh ăn chùm ngây vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ của bạn vì chùm ngây gây mất ngủ.

- Phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây: Như đã nói ở trên, trong rau chùm ngây có alpha – sitosterol gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Phụ nữ có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ.

(Theo Khám Phá)a

Thursday, September 1, 2016

Nhiễm Viêm gan B vì sao không có triệu chứng?

Viêm gan virút B là bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus viêm gan B (HBV=Hepatitis B virus) gây nên. Bệnh có thể bị nhiễm qua đường máu như tiêm chích, truyền máu, nhổ răng, châm cứu, làm móng, hay các thủ thuật xâm lấn… bởi các dụng cụ bị nhiễm virút. Ngoài ra, nhiễm trùng HBV còn có thể xảy ra qua con đường tình dục, mẹ truyền cho con trong quá trình sinh nở… 

http://www.dieutrigan.org/

Tại sao khi bị nhiễm siêu vi B, có người thì có triệu chứng, còn có người thì lại không cảm thấy bệnh tật gì?

Điều này phụ thuộc vào việc bệnh nhân bị nhiễm siêu vi B vào tuổi nào và thời gian đã bị nhiễm siêu vi B là bao lâu. 

Nếu bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ thì thường sẽ không có triệu chứng gì. Khoảng 95% những trẻ em bị nhiễm siêu vi ở tuổi này không thể loại trừ siêu vi ra khỏi cơ thể và sẽ trở thành người mang siêu vi B mãn tính; có nghĩa là chúng vẫn tiếp tục mang siêu vi B gần như suốt đời và trở thành những người có khả năng lây bệnh cho người khác. Đó là lý do mà hiện nay Bộ Y Tế nước ta đã đưa việc chủng ngừa viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ sơ sinh.
Nếu bị nhiễm ở tuổi trưởng thành, một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng của viêm gan siêu vi B cấp. Đa số những người mới bị nhiễm bệnh vào tuổi trưởng thành có thể loại bỏ siêu vi ra khỏi cơ thể và trở nên "miễn dịch" với bệnh; nghĩa là sẽ không mắc bệnh này một lần nửa. Chỉ có khoãng 10% trong số họ sẽ trở thành người mang siêu vi mãn tính và lại trở thành nguồn lây bệnh cho những người khác.

Viêm gan B khi không có triệu chứng nhưng vẫn sinh sôi nảy nở trong cơ thể bệnh nhân và vẫn có khả năng lây lan nhanh chóng.

Đối với những người không có triệu chứng nên họ lại vô tình lây bệnh hơn rất nhiều người. Vì thế căn bệnh này lây truyền một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Thiết nghĩ mỗi người trong chúng ta nên chăm lo cho bản thân của mình. Khám sức khỏe phát hiện bệnh và phòng ngừa cho chính bản thân và cho những người xung quanh.

Saturday, August 27, 2016

Giải thích kết quả xét nghiệm và các thuật ngữ xét nghiệm


1. GLUCOSE: Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

2. SGOT & SGPT: Nhóm men gan. Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

3. Nhóm MỠ MÁU: Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES. Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau: Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL, Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID, Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles, Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles. Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp.Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà...Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

4. GGT: Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.

KẾT QUẢ MIỄN DỊCH

1. Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml)

2. HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH <>

KẾT QUẢ NƯỚC TIỂU

1. SG: Tỷ trọng của nước tiểu. Trung bình 1,005-1,020

2. PH: Độ PH trong nước tiểu. Bình thường từ 5-7.

3. Các yếu tố khác : B CẦU: tế bào bạch cầu. NIT: Nitrittes. PRO: Protein. GLU: Glucoe. KET: keton. UBG: Urobilinogen ( Muối mật). BILI: Bilinurin (Sắc tố mật). H CẦU: Hồng cầu.

4. Cặn lắng: Quay ly tâm nước tiểu lấy cặn lắng soi: Bạch cầu, Hồng cầu, Tinh thể.

Bình thường trong nước tiểu đều không có các yếu tố trên. Nhưng xuất hiện:

· PRO: Khi protein có trong nước tiểu và có thể có kèm theo Hồng cầu trong nước tiểu cần phải theo dõi chức năng thận do khả năng lọc của cầu thận không tốt. Nếu có điều kiện làm xét nghiệm nước tiểu 24h/ 03 tháng 01 lần tại các cơ sở xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm.

· GLU: Khi có glucose trong nước tiểu -> Tiểu đường. Cần khám và điều trị sớm bệnh này theo tuyến y tế cơ sở.

· UBG và BILI: Là Urobilinogen ( Muối mật). BILI: Bilinurin (Sắc tố mật) có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.

· Cặn lắng: Bình thường chỉ có một vài tế bào nhưng nếu có 10->20 tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu cần phải kiểm tra lại chức năng lọc của thận tại y tế tuyến trên. Nếu có cặn lắng phốt phát hoặc cặn lắng can xi cần uống nhiều nước đề phòng cặn thận.

BẢNG GIẢI THÍCH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC

Test Result - Kết quả Flag - Báo hiệu Ghi Chú
WBC
Số lượng bạch cầu
2.7 K/uL - 2.700/ul L - Low
Thấp
Thấp
Ngoài giới hạn
LYM
Số lượng Lympho (bạch cầu đơn nhân)
0.7 25.6%L
700 Tỷ lệ lympho 25.6%
*MID
Số lượng các bạch cầu mono, eosinophils…
0.3 10.4 %M
300 Tỷ lệ mid 10.4%
GRAN
Số lượng bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân)
1.7 64.0 %G
1700 Tỷ lệ 64.0%
L - Low
Thấp
Thấp
Ngoài giới hạn
RBC
Số lượng hồng cầu
4.80 M/uL
4.800.000/ul
HGB
Huyết sắc tố
14.3 g/dL
14.3 g/dL
HCT
Thể tích khối hồng cầu
43.9 %
43.9 %
MCV
Thể tích trung bình hồng cầu
91.5 fL
91.5 fL
MCH
Huyết sắc tố trung bình hồng cầu
29.8 pg
29.8 pg
MCHC
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
32.6 g/dL
32.6 g/dL
RDW
Tỷ lệ phân bố hồng cầu
13.7 %
13.7 %
PLT
Tiểu cầu
151. K/uL
151.000/ul


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ TRONG BẢNG KẾT QUẢ

*MID bao gồm các tế bào hiếm, ít xuất hiện như bạch cầu monocytes, eosinophils, basophils, bạch cầu non và các bạch cầu chưa trưởng thành khác.

Nhận định kết quả, chú ý:

- HGB (huyết sắc tố) thấp dưới 13 với nam và dưới 12 với nữ là thiếu máu.

- MCV (thể tích trung bình hồng cầu) dưới 80 là hồng cầu nhỏ.

- MCH (huyết sắc tố trung bình hồng cầu) dưới 26 là nhược sắc.

Nếu có báo hiệu:

- Lympho RM là có thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước của bạch cầu lympho.

- Lympho R1 là thay đổi về số lượng.

- Lympho R2 là thay đổi về số lượng kèm theo thay đổi về kích thước của bạch cầu lympho.

- MID RM là có thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước của bạch cầu monocytes, eosinophils…

- MID R2 là thay đổi về số lượng và kích thước, kèm theo tăng monocytes.

- MID R3 là thay đổi về số lượng và kích thước, kèm theo tăng eosinophils.

- Nếu số lượng bạch cầu và tế bào MID tăng cao kèm theo các dấu hiệu R2 R3, có thể có sự hiện diện của các bạch cầu non, chưa trưởng thành.

- GRAN RM là có sự thay đổi nhẹ về số lượng và kích thước bạch cầu hạt trung tính.

- GRAN R3 là có sự thay đổi về số lượng.

- GRAN R4 là có sự tăng giảm kèm theo số lượng phân chia nhân của tế bào hạt trung tính có thay đổi.

Xét nghiệm viêm gan B của bạn có làm Bilirubin chưa?

H1-Cấu trúc phân tử heme
Bilirubin là sắc tố mật chính hình thành từ sự thoái giáng của heme (nguyên tử sắt giữa một vòng hữu cơ có tên gọi porphyrin) trong tế bào hồng cầu. Heme phân hủy di chuyển đến gan và được gan tiết ra qua mật. Bình thường, có một lượng nhỏ bilirubin lưu thông trong máu. Bilirubin huyết thanh được xem là một xét nghiệm chức năng gan thực sự, vì nó phản ánh khả năng hấp thu, xử lý, và bài tiết bilirubin vào mật của gan.

Sản xuất và bài tiết bilirubin đi theo một lộ trình cụ thể. Khi hệ thống lưới nội mô (reticuloendothelial system) phá hủy các tế bào hồng cầu, bilirubin là một trong những sản phẩm phế thải. "Bilirubin tự do" này ở dạng hòa tan trong lipid và phải được chế biến thành hòa tan trong nước mới có thể được bài tiết. Bilirubine tự do, hoặc chưa liên hợp, được albumin mang đến gan. Tại gan, nó được chuyển đổi hoặc liên hợp và trở thành tan trong nước. Một khi được liên hợp thành dạng hòa tan trong nước, bilirubin được bài tiết qua nước tiểu. 
 

H2-Hồng cầu bị phá hủy-->Bilirubine gián tiếp-->Liên hợp ở gan-->Bilirubine trực tiếp-->Bài tiết theo đường mật

- Glucuronyl transferase - một loại enzyme, cần cho sự liên hợp của bilirubin. Thiếu enzyme này, hoặc hiện diện của những thuốc ngăn cản glucuronyl transferase sẽ làm suy yếu khả năng liên hợp bilirubin của gan. 

- Do bilirubin sẽ thay đổi tính chất hóa học sau khi trải qua quá trình liên hợp trong gan, các xét nghiệm sẽ có khả năng phân biệt được giữa bilirubin chưa liên hợp (unconjugated) hoặc bilirubin gián tiếp và bilirubin liên hợp hoặc bilirubine trực tiếp. Các thuật ngữ "trực tiếp" và "gián tiếp" phản ánh cách phản ứng của hai loại bilirubin này với một số thuốc nhuộm được pha vào mẫu máu. Bilirubin liên hợp hòa tan trong nước, phản ứng trực tiếp khi thuốc nhuộm được thêm vào mẫu máu. Bilirubin tự do, không tan trong nước, chỉ phản ứng với các thuốc thử khi thêm cồn vào dung dịch. Do đó, việc đo lường loại bilirubin này là gián tiếp. 

- Nồng độ bilirubin tăng trong máu khi sản xuất tăng, giảm sự liên hợp, giảm bài tiết của gan, hoặc do tắc nghẽn đường mật. Trong trường hợp gia tăng sản xuất, hoặc giảm liên hợp, dạng bilirubine chưa liên hợp hoặc gián tiếp sẽ tăng lên. 

- Tăng bilirubine chưa liên hợp trong máu gây ra do sự tăng nhanh nhịp độ phá hủy hồng cầu ở trẻ sơ sinh (erythroblastosis fetalis), khiếm khuyết enzyme glucuronyl transferase, hoặc do bệnh lý của tế bào gan.

- Tăng bilirubin liên hợp trong máu xảy ra khi tắc nghẽn các ống dẫn mật, như trong trường hợp sỏi mật hay bệnh của tế bào gan như xơ gan hoặc viêm gan.

- Tăng bilirubin huyết thanh cũng có thể xảy ra do tác động của nhiều loại thuốc khác nhau như các thuốc kháng sinh, barbiturates, steroid hay thuốc tránh thai.

- Trong các bệnh gan mạn tính mắc phải, nồng độ bilirubin huyết thanh thường là bình thường cho đến khi các tổn thương gan trở nên đáng kể, và đã có sự hiện diện của xơ gan.

Trong bệnh gan cấp tính, bilirubin thường tăng tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của tình trạng cấp tính. 
 
H3-Các bệnh lý có thể gây vàng da: tán huyết, viêm gan, xơ gan, di căn gan, viêm túi mật, sỏi túi mật, bệnh Hodgkin, sỏi ống mật chủ, ung thư bóng Vater, ung thư tụy … 

- Hầu hết bilirubin sản xuất được bài tiết như một trong những thành phần của muối mật. Bilirubin là sắc tố khiến mật có màu đặc trưng xanh, vàng nhạt.

- Khi các muối mật đến ruột qua ống mật chủ, bilirubin được các vi khuẩn tác động để tạo thành những hợp chất hóa học gọi là urobilinogen. Hầu hết urobilinogen được bài tiết qua phân, một lượng khác được tái hấp thu và qua gan một lần nữa, một lượng nhỏ được bài tiết qua nước tiểu.

- Urobilinogen khiến phân có màu sậm. Khi không có bilirubin trong ruột, như trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật, sự chuyển đổi bilirubin thành urobilinogen sẽ bị ngăn chặn, kết quả là phân sẽ có màu đất sét.

Sau đây chúng ta sẽ điểm lại lộ trình bình thường của việc sản xuất và bài tiết bilirubin cùng mối tương quan của nó với các lượng giá về chức năng gan của phòng xét nghiệm:

+ Bước 1: Các tế bào hồng cầu được phá hủy bởi hệ thống nội mô và bilirubin chưa liên hợp trong máu được albumin mang đến gan. Bilirubin này được gọi là "trước-gan", "tự do", "chưa liên hợp," hoặc "bilirubin gián tiếp" (trị số bình thường= 0,1-1,0 mg / dl)


+ Bước 2:
Gan chuyển đổi hoặc liên hợp bilirubin và khiến nó trở thành tan trong nước. Bilirubin này được gọi là "sau-gan", "liên hợp" hoặc "bilirubin trực tiếp" (trị số bình thường= 0,0-0,4 mg / dl)


+ Bước 3:
Bilirubin liên hợp được bài tiết vào ruột qua các muối mật. Vi khuẩn trong ruột phân hủy bilirubin thành urobilinogen để bài tiết qua phân (trị số bình thường của urobilinogen phân= 40-280 mg/ngày)

Vàng da là sự đổi màu các mô của cơ thể gây ra bởi gia tăng bilirubin bất thường. Bilirubin với mức độ lớn hơn 3mg/dl thường gây ra vàng da. 
 
 
 
 
H4-Bệnh nhân vàng da, vàng mắt
- Một khi vàng da đã được nhận biết trên lâm sàng, điều quan trọng là phải xác định xem mức độ tăng bilirubin là do trước hoặc sau gan.

- Tăng bilirubin chưa liên hợp cho thấy vàng da là trước gan hoặc tại gan và được điều trị nội khoa, trong khi tăng bilirubin liên hợp cho thấy vàng da là sau gan, một tình trạng đôi khi phải cần đến phẫu thuật đường mật hoặc điều trị nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
 
H5-Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để giải quyết tắc nghẽn ở ống mật chủ
- Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hậu quả khi gan còn non yếu và thiếu enzym để liên hợp.

- Thiếu khả năng liên hợp ở gan của trẻ sơ sinh dẫn đến hậu quả bilirubin gián tiếp lưu thông trong máu với mức độ cao, nếu không chữa trị sẽ vượt qua hàng rào máu-não. Trong các trường hợp này, lượng bilirubin trong máu phải được theo dõi chặt chẽ để ngăn ngừa những thương tổn ở não. Có thể giảm thiểu mức độ bilirubin khi phơi trẻ sơ sinh dưới ánh sáng cực tím.
Tia cực tím tác dụng bằng cách trùng phân bilirubin (isomerisation) từ đó biến đổi bilirubine thành các hợp chất có thể được trẻ bài tiết ra ngoài qua nước tiểu và phân. Đèn cực tím đặc biệt sủ dụng cho việc điều trị này có tên là Bili light. 
 
H6-Chiếu tia cực tím để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
H6-Chiếu tia cực tím để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguồn Albatros